Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2015

DANH SÁCH CÁC BÀI THIỀN

Hình ảnh
Đây là danh sách các bài thiền của nhóm Sống Đơn giản thực hiện vào trưa thứ Hai, Tư, Sáu. Đăng tải với mục đích hỗ trợ các bạn không đến tham dự được có thể tự thực hiện ở nhà. Đây là tài liệu chia sẻ, các bạn nên nghi ngờ và tự trải nghiệm để có các kết luận của cá nhân mình. 1. Thiền Vipassana Bài thiền của Phật Thích Ca. Đây là bài thiền cơ bản và xuyên suốt, bạn có thiền cách nào cũng phải kết hợp với Vipassana và về bản chất bài thiền nào cũng có thể gọi là một dạng của Vipassana. Đây là bài thiền tĩnh, khi thiền có thể rơi vào trạng thái chuyển động tự nhiên. http://www.budsas.org/uni/u-ndnhien/30ngay-00.htm 2. Thiền quán hơi thở và chuyển động

Ngũ Hành và Ngũ Vị

Hình ảnh
Theo tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa, Thuyết Ngũ Hành có trong vạn vật của vũ trụ, bao gồm cả vị giác Theo tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa, vạn vật trong vũ trụ được tạo nên bởi sự kết hợp và vận động của năm yếu tố (ngũ hành): Mộc (gỗ), hỏa (lửa), thổ (đất), kim (kim loại), và thủy (nước). Vì vậy, các đặc tính của ngũ hành thể hiện ở vạn vật trong vũ trụ. Con người chúng ta là một bộ phận của vũ trụ, do đó các cơ chế trong cơ thể chúng ta cũng tuân theo những nguyên lý của vũ trụ và hệ thống ngũ hành.

Gìn Giữ Và Nâng Cao Khí – Năng Lượng Nội Sinh

Hình ảnh
Nhờ vào những người như tiến sĩ David Eisenberg, Khí không còn là một từ xa lạ đối với nhiều người ở phương Tây. Cuốn sách của ông, với tựa đề “Tiếp xúc với Qi” (Encounters With Qi) mô tả những trải nghiệm của ông với tư cách là bác sĩ người Mỹ đầu tiên được phép tới Trung Quốc sau những nỗ lực của tổng thống Nixon nhằm mở rộng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Loạt phim truyền hình của Bill Moyer khám phá nghệ thuật trị liệu ở phương Đông cũng góp phần nâng cao nhận thức của Phương Tây về khái niệm khí. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người hỏi tôi, “Thực sự khí là gì?” Vâng, trong tiếng Trung, khí có nhiều ý nghĩa. Định Nghĩa Khí Trước tiên, khí có nghĩa là năng lượng luân chuyển xung quanh chúng ta. Đối với các mùa khác nhau, sẽ có các loại khí khác nhau chiếm ưu thế. Ví dụ, mùa xuân có phong khí, mùa hè có hỏa khí, thấp khí (khí ẩm) vào cuối mùa hè, và táo khí (khô hanh) vào mùa thu. Vào mùa đông, chúng ta thường cảm thấy hàn khí (khí lạnh) trong không khí.

27 bí quyết dưỡng sinh trường thọ của các danh y thời xưa

Hình ảnh
Hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng thuật dưỡng sinh trường thọ mà các danh y truyền lại vẫn còn nguyên giá trị cho đến muôn đời sau. Mời bạn cùng tìm hiểu và suy ngẫm. 1. Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê, chắc răng. 2. Ăn gạo còn cám, thức ăn có chất xơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm. 3. Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

Khí công – Sự thật và những điều ngộ nhận

Tôi là người tập khí công từ nhỏ, với mục đích trị bệnh hen suyễn và đã khỏi hoàn toàn. Phương pháp này tôi học của một người quen với ông nội tôi, tôi gọi bằng chú. Chú không nhận làm thầy tôi, và không muốn nói tên, nên tôi không nói, chứ không phải chối bỏ nguồn gốc. Thời gian gần đây, tôi nhận ra nếu không nói rõ bản chất của khí công, thì người bình thường sẽ nhắm mắt chối bỏ nó một cách mù quáng, bỏ qua một phương pháp duy trì sức khoẻ một cách hiệu quả, bồi đắp đến tận gốc rễ của cơ thể. Vì thế, tôi viết bài này nhằm mục đích giải thích trực tiếp thông qua kinh nghiệm tu tập bản thân. Hy vọng những bạn đọc có quan tâm đến vấn đề này sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về bản chất của khí công và việc tập khí công. Đây là bài giải thích sơ lược về bản chất của khí công, chứ không nói về phương pháp tập. I. Một vài điều cơ bản về khí công

Khí công: Dễ hiểu, dễ tập

Chút lí thuyết đơn giản về cách thở trong khí công Cần xé bỏ bức màn bí mật, huyền hoặc, quanh Khí Công. Khí công là dùng tâm ý, hơi thở, tư thế và cử động để ảnh hưởng vào một số chức năng của cơ thể. Khí công không khó tập, cũng không khó hiểu, nhưng thường bị cho là khó, vì người ta hay phủ lên nó một bức màn bí mật, huyền hoặc, có khi thần thoại … Một nguyên tắc chủ yếu của khí công là : Ý dẫn « Khí ». Khi bạn nghĩ « lên » thì « khí » lên, khi nghĩ « ra bàn tay » thì « khí » ra bàn tay, chú tâm hay « quán » ở chỗ nào thì « khí » tập trung ở đấy. Công dụng của sự vận hành của « khí », tức của cái « ý » dẫn dắt nó như sau : khi « ý » và « khí » được đưa lên thì sẽ tạo sự hưng phấn cho cơ thể ý và khí hướng xuống, sẽ gây trầm tĩnh Về phần hơi thở, thì công dụng như sau hít vào : hưng phấn, tim đập nhanh hơn, áp huyết tăng (do kích thích thần kinh giao cảm) thở ra : trầm tĩnh, tim đập chậm lại, huyết áp giảm (do kích thích thần kinh phó giao cảm)

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÂM LINH VÀ TÔN GIÁO

Hình ảnh
Rất nhiều người lầm tưởng rằng Tâm linh nằm trong Tôn giáo và các hiện tượng huyền bí chưa giải thích được là những biểu hiện siêu nhiên. Thậm chí, một số khác còn cho rằng Tâm linh như là một trường phái, do bởi một phần vì họ thiếu kiến thức, phần khác họ đang bị thao túng bởi nỗi sợ hãi đã mang sẵn trong người. Nếu chúng ta chịu khó lùi về quá khứ để thử nghiên cứu và tìm hiểu về Tâm linh, chúng ta sẽ cùng có một nhận thức chung rằng thật ra Tâm linh chẳng có gì là huyền bí hay cao siêu và Tâm linh cũng chẳng có liên hệ gì đến các trường phái hay giáo phái nào cả. 7 sự khác biệt sau đây giữa Tôn giáo và Tâm linh sẽ giúp bạn hiểu những gì thực sự là Tâm linh.